Tuesday, January 28Trang thông tin giải pháp website và công nghệ
Shadow

WEBSITE là gì? phần 3 – Lợi ích của website.

I – Website là gì ?

Website còn gọi là trang web (có thể nhầm lẫn với “web page“) hoặc trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTMLcó thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Trang mạng có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động).

Trang mạng có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHPASP.NETJavaRuby on RailsPerl,…).

Website được giao tiếp và hiển thị cho người dùng truy cập bằng các phần mềm được gọi là trình duyệt website. Một sô trình duyệt website nổi tiếng có thể kể đến như Internet Explorer được cài đặt mặc định vào mỗi máy tính cài hệ điều hành windows và được thay thế bởi Edge trên Windows 10 hay Chrome được phát triển bởi Google và Firefox được phát triển bởi Mozilla.

Hãy hình dung website như một tòa nhà nơi bạn đang ở. Nó sẽ bao gồm các thành phần sau:

  1. Địa chỉ: ( là 1 cái tên miền, ví dụ: www.websitere.vn)
  2. Một chỗ ở với đủ không gian ( Hosting – không gian để lưu trữ website )
  3. Các căn phòng khác nhau như phòng ngủ, nhà bếp (Các trang web khác nhau)
  4. Một cái cửa đủ lớn để cho mọi người có thể ra vào ( Bandwidth – băng thông )
  5. Một người cai quản, chăm sóc ( nhà thiết kế web / Quản lý web )

II – Vì sao phải cần có 1 website ?

1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Nếu doanh nghiệp không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, nhận dịch vụ và tương tác với chủ doanh nghiệp trong giờ hành chính ngoài. Điều này khiến các dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng. Không bị giới hạn về thời gian, không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một cách kịp thời.

2. Tăng phạm vi khách hàng

Một cửa hàng địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

3. Tăng tính tương tác

Khi có một trang web riêng, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tìm kiếm một cách nhanh chóng các sản phẩm và hiển thị những dịch vụ mong muốn. Điều này làm giảm bớt thời gian tìm kiếm cho khách hàng và đưa doanh nghiệp lên một thứ hạng tốt hơn.

4. Xúc tiến kinh doanh hiệu quả

Các phương án để xúc tiến kinh doanh thông thường là quảng cáo trên báo chí và các phương tiên thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này lại quá cao trong khi xây dựng một trang web riêng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị.

5. Dịch vụ khách hàng hiệu quả

Không chỉ giúp khách hàng tìm được sản phẩm ưng ý mà còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Những thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được phản hồi tích cực.

6. Nền tảng cho sản phẩm bán hàng

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc vì vật họ có rất ít thời gian để đi mua sắm. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi. Các trang web là nền tảng tốt để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa phương mà còn với khách hàng trên toàn thế giới.

7. Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

8.Xác định khách hàng tiềm năng

Với sự giúp đỡ của các hình thức trực tuyến, các cuộc điều tra có sẵn trên web, khách hàng có thể để lại ý kiến của mình, truy vấn và thể hiện quan điểm về doanh nghiệp. Chi tiết cá nhân của khách hàng như tên, số điện thoại liên lạc, thu thập thông tin..thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm được các khách hàng “ruột” đầy tiềm năng.

9. Dễ dàng tuyển dụng

Một trong web có thể là nguồn tốt để tuyển dụng nhân viên cho tương lai. Vị trí tuyển dụng việc có thể được quảng cáo trên web và các ứng cử viên quan trọng, phù hợp với vị trí đang tìm kiếm có thể được yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến hoặc gửi vào địa chỉ email của công ty. Bằng cách này, khâu tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

10. Tăng năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp nhỏ có trong tay một trang web sẽ có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” khác. Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh không có trang web thì các khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu mua bán của bản thân.

11. Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng

Thông tin mới nên được chia sẻ với khách hàng và điều này trang web có thể hoàn thành một cách xuất sắc. Không chỉ cập nhật thông tin nhanh chóng, tải lên trang dễ dàng mà còn tốn ít thời gian cũng như công sức. Trước đây, khi doanh nghiệp có thông tin mới muốn được chia sẻ đến khách hàng thường sử dụng phương thức phát tờ rới quảng cáo. Tuy nhiên, với cách thức này doanh nghiệp phải chi trả một số lượng không nhỏ tiền in ấn, phát hành cũng như thời gian quảng bá. Nếu sử dụng trang web, doanh nghiệp chỉ cần thu thập thông tin, tải lên trang và chờ đón phản hồi.

12. Dễ dàng lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng

Lấy ý kiến của khách hàng là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng và có chiến lược thay đổi phù hợp. Thông tin phản hồi từ khách hàng có thể dễ dàng thu thập được thông qua trang web. Bởi, khách hàng có thể tự do cung cấp thông tin riêng tư, không bị miễn cưỡng và đặc biệt là không mất quá nhiều thời gian.

13. Phân tích sản phẩm

Trang web có thể vừa sử dụng để quảng bá sản phẩm mới, kiểm tra tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường vừa tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm cũ. Khi những chỉ số thông tin được hiện thị trên trang web, doanh nghiệp có thể xác định vị trí sản phẩm của họ đang ở đâu, được đón nhận hay không, hiểu được những ưu nhược điểm để từ đó đề ra những bước đi đúng đắn.

Bài viết của mình đến đây là hết, qua bài viết hi vọng các bạn đã biết tại sao một website lại có tầm quan trọng trong  công việc và kinh doanh đến như vậy, hãy tìm cho mình một website, một ngôi nhà trong thế giới số nhé bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *