Video:

Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Ai là người tạo ra Bitcoin?

Như đã nói ở đầu, nhân vật ẩn danh được coi là cha đẻ – người tạo ra bit coin là Satoshi Nakamoto. Thân phận thực sự của Satoshi Nakamoto cho đến nay vẫn là một ẩn số.

Vào khoảng giữa năm 2010, sau khi đưa cho Gavin Andresen khóa báo động khi mạng lưới Bitcoin bị tấn công. Satoshi Nakamoto đã dần dần biến mất. Và từ đó, mọi câu chuyện ly kỳ về danh tính của Satoshi bắt đầu xuất hiện.

Một số người đã tự nhận hoặc đã từng bị nghi ngờ là cha đẻ của bitcoin. Tuy nhiên, câu chuyện Satoshi Nakamoto là ai thì vẫn còn nhiều uẩn khúc.

Lịch sử ra đời của Bitcoin

Bitcoin bắt đầu được Satoshi thiết kế từ 2007 khi ông tin rằng có thể thiết kế được một hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng nhau. Tên miền bitcoin.org được đăng ký vào ngày 18 tháng 8 năm 2008.

Hãy nhớ rằng: Lịch sử ra đời của đồng tiền ảo bit coin và công nghệ blockchain có liên quan mật thiết với nhau.

BTC lần đầu được nhắc đến vào ngày 31/10/2008 trong bản cáo bạch Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System. Bản báo cáo này nói về giao thức thanh toán ngang hàng của một nhân vật ẩn danh – Satoshi Nakamoto.

Nó bắt đầu được đưa vào sử dụng từ ngày 03/01/2009 với khối Bitcoin khởi thủy được ra đời (genesis block). Đoạn văn dưới đây đã xuất hiện trong nội dung của khối khởi thủy:

The Times 03/Jan/2009 Chancellor on brink of second bailout for banks – Trích dẫn tới một bài báo của tờ Times of London chỉ ra rằng chính phủ Anh đã thất bại trong việc kích thích nền kinh tế và chuẩn bị phải đưa ra gói cứu trợ thứ hai cho các ngân hàng.

Giao dịch Bit coin đầu tiên được thực hiện khi Satoshi Nakamoto gửi 10 BTC cho nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, ngay khi phần mềm Bitcoin được phát hành lần đầu.

Bitcoin là gì và Lịch sử phát triển của Bitcoin

Cách tạo ra Bitcoin – Công nghệ Blockchain

Mọi dữ liệu trên mạng Internet đều rất dễ dàng bị copy. Với BTC cũng vậy, mỗi giao dịch Bitcoin đơn giản cũng chỉ là một khối thông tin.

Đối với giao dịch online, thông thường chúng ta sẽ cần đến một bên thứ ba làm trung gian để tin tưởng (ví dụ: công ty Paypal, Ngân hàng Vietcombank,…). Mục đích là để xác minh giao dịch, chống gian lận. Tuy nhiên, lúc này niềm tin lại được đặt vào bên thứ ba, và vẫn sẽ có những rủi ro nhất định.

Chính vì vậy, Công nghệ blockchain đã giải quyết được bài toán này (double-spending) mà không cần tới bên thứ ba. Dữ liệu trong cuốn sổ cái (blockchain) liên tục được mạng lưới máy tính ngang hàng trên thế giới cập nhật và bảo trì. Các giao dịch liên tục được ghi lại trên cuốn sổ cái này.

Giao dịch khi A gửi X (BTC) cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả các máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác.

Tại sao chỉ có 21 triệu bitcoin?

Sự thật về việc bitcoin chỉ giới hạn số lượng là 21 triệu cần được hiểu rằng: số lượng BTC hoàn toàn do thuật toán lập trình tạo ra, chứ không phải thực sự do giá trị tự nhiên của đồng tiền điện tử này.

Tại sao kích thước block lại giới hạn chỉ có 1 MB?

Bất cứ ai am hiểu về BTC thì sẽ đều biết đến các vấn đề nhức nhối gây nên bởi kích thước block 1MB ít ỏi cùng bao tranh cãi nổi lên xung quanh việc làm thế nào để có thể mở rộng quy mô mạng lưới một cách hiệu quả mà an toàn nhất.

Lightning Network – Bài toán về mở rộng mạng lưới Bit coin:

Mỗi khối trong blockchain được giới hạn ở kích thước 1MB nhằm tăng tính phân cấp của mạng lưới, tuy nhiên điều này cũng hạn chế khả năng xử lý giao dịch của mạng Bitcoin, làm phí giao dịch tăng và các giao dịch bị xử lý chậm.

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2017, Segregated Witness đã được đưa vào sử dụng, là tiền đề cho Lightning Network.

Hard fork Bitcoin – Sự ra đời của Bitcoin Cash

Chắc bạn còn nhớ sự kiện ngày 1/8/2017, khi mà BTC bị chia tách thành hai đồng tiền điện tử khác nhau là Bitcoin và Bitcoin Cash. Như chúng ta đã biết, kích thước 1 Block của BTC quá nhỏ, giới hạn tối đa 1MB/Block hoặc 3 giao dịch mỗi giây, vì thế đồng BCH ra đời để giải quyết những nhược điểm ấy.

Tại sao Bitcoin lại có giá trị?

Thời gian qua, BTC đã đạt được sự công nhận vượt ra ngoài cộng đồng đam mê máy tính. Mùa xuân năm 2013, giá trị của Bitcoin đã tăng gấp đôi sau cuộc khủng hoảng ngân hàng Cộng hòa Síp.

Mọi người bắt đầu lo lắng tiền của họ sẽ không an toàn tại ngân hàng, và họ bắt đầu đổi tiền của họ sang BTC.

Khi các nhà đầu tư Trung Quốc và các nơi khác bắt đầu nhận ra tiềm năng của loại tiền này, giá trị của nó đã tăng từ chỉ hơn 100$/BTC lên tới mức cao nhất trên 1,200$/BTC.

Lợi ích chính của BTC đối với xã hội có thể được hiểu là nó không dễ dàng bị lạm phát hay giảm phát. Nó cho phép tích lũy vốn để đầu tư. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nền văn minh. BTC sẽ thay đổi vai trò của chính phủ, cách mọi người liên hệ với nhau, cách mọi người cảm nhận tương lai, cách mọi người lập kế hoạch, vv…

4 lý do khiến BTC ngày càng có giá trị:

  • Tính giản đơn trong công nghệ blockchain
  • Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech)
  • Sự bền vững trong giá cả
  • Được chấp nhận bởi hệ thống tài chính

Ưu điểm của Bitcoin

1. Bitcoin không quan tâm bạn là ai?

Bitcoin được phân quyền theo cách: nó không quan trọng ai sử dụng nó. Với nó, bạn có thể mua những thứ mà bạn thậm chí không thể mua, chẳng hạn như những hàng hoá bị hạn chế theo độ tuổi.

Nhưng BTC cũng có rất nhiều trường hợp sử dụng hợp pháp. Bây giờ bạn có thể mua quần áo, đồ điện tử, thẻ quà tặng và đồ trực tuyến nhiều hơn với BTC.

BTC không giới hạn sử dụng trực tuyến. Ví dụ, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và các nhà hàng địa phương chấp nhận BTC để thanh toán.

Có một số tổ chức phi lợi nhuận như Khan AcademyWikileaksAntiwar.com, và Sean’s Outpost – chấp nhận các khoản đóng góp của BTC. Wikileaks bây giờ nhận phần lớn các khoản đóng góp của nó bằng BTC.

Sean’s Outpost, một tổ chức tiếp cận và cung cấp nơi trú ẩn cho những người vô gia cư ở Pensacola, Florida, nhận tất cả các khoản đóng góp bằng BTC, từ mọi người trên thế giới.

2. Bitcoin không quan tâm bạn ở đâu?

Bitcoin không quan tâm bạn ở đâuBitcoin là mạng lưới quốc tế. Từ Trung Quốc đến Argentina cho đến Hoa Kỳ, mọi người trên khắp thế giới đều đang sử dụng BTC.

Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng gửi nó qua Internet và trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho kinh doanh quốc tế mà không cần phải lo lắng về phí giao dịch.

Không có giới hạn độ tuổi làm việc làm việc cho bit coin trực tuyến. Các trang web như Cointelegraph có thể giúp bạn tìm các công việc cho BTC. Có một nhóm Facebook giúp kết nối những người muốn kinh doanh với BTC.

Và có một diễn đàn dành riêng trên RedditJobs4Bitcoins có thể giúp đỡ bạn. Vì BTC có thể gửi đi khắp thế giới, bạn có thể làm việc cho một người sống ở phía bên kia hành tinh.

Cho dù bạn là một lập trình viên, một giáo viên Tây Ban Nha, hay một nhà văn, bạn có thể cung cấp dịch vụ của bạn để đổi lấy BTC qua Internet.

3. Tính bảo mật cao:

Nếu như các chính phủ phụ thuộc vào quyền lực của quân đội, còn cơ quan hành pháp đảm bảo an ninh tiền tệ và đảm bảo giá trị cho tiền pháp định. Thì độ an toàn của hệ thống Bitcoin phụ thuộc vào khả năng xử lý của toàn bộ mạng lưới blockchain nhằm chống lại các nguy cơ phá hoại và mang lại giá trị cho BTC.

Tuy đã có nhiều vụ ăn cắp BTC nhưng tất cả đều do nguyên nhân là nạn nhân để lộ khóa riêng tư (private key). Cho tới nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có lỗ hổng bảo mật nào để có thể hack BTC của người dùng.

4. Tính riêng tư:

Bạn cần biết, BTC chỉ là tiền ảo (bán ẩn danh), tức là số BTC gắn liền với địa chỉ Bitcoin. Mặc dù chủ sở hữu địa chỉ Bitcoin không được công khai, nhưng đổi lại các giao dịch lại được công khai rõ ràng.

Ngoài ra, các giao dịch có thể được liên kết với công ty hoặc một cá nhân bất kỳ thông qua việc phân tích các giao dịch.

Ví dụ: nếu các giao dịch chi tiêu từ nhiều nguồn đầu vào thì có thể các nguồn đó đều chung chủ.

Và kết hợp dữ liệu đến từ các nguồn đã được định danh (các sàn giao dịch BTC có thể được yêu cầu lưu trữ thông tin cá nhân người sử dụng). Mặc dù vậy, việc xác định địa chỉ Bitcoin nào gắn với cá nhân nào là rất khó. Để tăng tính riêng tư, mỗi giao dịch cần sử dụng một địa chỉ Bitcoin mới.

Bitcoin và công nghệ Blockchain của nó cho phép mọi người có thể kiểm soát tiền của họ mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai hay tổ chức nào.

Ví điện tử bitcoin (bitcoin wallet) không thể bị “đóng băng” như tài khoản ngân hàng. Nếu bạn vẫn chưa biết ví Bitcoin là gì hoặc đang tìm hiểu về loại ví uy tín thì hãy tham khảo Top 5 thương hiệu ví tiền điện tử uy tín.

Với BTC, phí giao dịch vô cùng thấp. Nếu các hình thức giao dịch như: chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua PayPal… có chi phí khá lớn, thì phí giao dịch BTC là rất nhỏ.

Nếu các ngân hàng cấp thẻ tín dụng muốn thu thập nhiều thông tin cá nhân của bạn, thì Bitcoin (BTC) lại tôn trọng sự riêng tư, bảo mật của bạn. BTC an toàn đến nỗi sẽ rất tốn kém nếu ai đó hack toàn bộ hệ thống mạng. Mặt khác, các thẻ tín dụng lại thường bị hack dễ dàng.

5. Tính thanh khoản:

Tại thời điểm ngày 07/12/2017: tổng vốn hóa của BTC là hơn 241 tỷ USD, tổng khối lượng giao dịch trong 24h của các sàn lớn tính phí là hơn 13,3 tỷ USD.

Để so sánh: Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 101 tỷ USD và tổng khối lượng giao dịch là 334 triệu $.

6. Phần mềm Bitcoin có thể tiến hóa được

Phần mềm Bitcoin được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, tức là ai cũng có thể xem được mã nguồn và thay đổi nó. Khi có một tính năng mới cần đưa vào Bitcoin, nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra 1 BIP (Bitcoin Improvement Proposals), bao gồm 1 pull request trên Github.

Người sử dụng sẽ bình chọn những tính năng mà họ đồng ý bằng cách tải phiên bản bit coin chứa chúng về. Kể cả khi Satoshi đề xuất một thay đổi mà người dùng không muốn, họ có thể chọn cách không tải về và chạy nó.

Bitcoin, cũng như các dự án mã nguồn mở khác, là một loại dân chủ không thủ lĩnh – một phương pháp mới để chi phối hành vi trực tuyến của con người. Mỗi máy tính là một phiếu bầu, và ai cũng có thể đưa ra luật mới. Vì Bitcoin là phần mềm tiến hoá được, nên những đồng tiền mã hoá khác rất khó để có thể cạnh tranh được với nó.

Ứng dụng của Bitcoin

BTC được dùng để làm gì? Đồng BTC có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

Sự lưu thông trong Bitcoin được cung ứng bởi mạng lưới những người dùng của nó, những người có động cơ tài chính để đảm bảo chắc chắn các giao dịch được thực hiện, ghi nhận và bảo mật.

Nền tảng của Bitcoin chính là công nghệ Blockchain (chuỗi khối), một loại sổ cái công khai cho phép bất cứ ai có thể xác thực lại giao dịch của Bitcoin – từ những giao dịch được thực hiện cách đó vài phút cho đến chính những giao dịch đầu tiên được tạo ra.

Vậy, tóm lại thì Bitcoin có thể ứng dụng vào đời sống thực tế như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết: Những ứng dụng đời thực của Bitcoin trên khắp thế giới.

Làm thế nào để kiếm tiền với Bitcoin?

Để có thể tham gia kiếm tiền với tiền ảo BTC nhất định bạn phải biết đầu tư. Có 2 cách đầu tư kiếm tiền với BTC đó là: đào Bitcoin & kinh doanh Bitcoin.

Đào Bitcoin

Cách kiếm lời với BTC thứ nhất là đào bitcoin. Đào BTC như thế nào? Để có thể đào (mining) được bit coin hay các đồng coin khác hiệu quả nhất thì nhất định bạn phải hiểu được nguyên lý, cơ chế hay các thuật toán đào coin cơ bản.

Muốn đào được bitcoin (bitcoin mining) thì nhất thiết bạn cần phải đầu tư vào máy đào (trâu cày). Một máy đào đủ mạnh có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, bạn có thể bị lỗ – tiền điện sẽ mất nhiều hơn phần thưởng btc bạn nhận được.

Những người tham gia đào bit coin gọi là minner.

Kinh doanh Bitcoin

Bitcoin luôn là một hình thức kinh doanh tiền tệ mới mẻ của nhiều người

Kinh doanh bitcoin là gì? Làm thế nào để kinh doanh tiền ảo bitcoin? Kinh doanh bit coin hay chơi bitcoin cũng là một hình thức kiếm tiền với BTC. Với hình thức này các trader sẽ tham gia mua vào bit coin lúc giá thấp và bán ra khi giá lên cao. Phần chênh lệch chính là lợi nhuận.

Muốn giao dịch & trao đổi BTC thì bạn phải thông qua sàn giao dịch và phải có ví lưu trữ bitcoin.

Sàn giao dịch Bitcoin

Giao dịch Bitcoin đầu tiên được thực hiện khi Satoshi Nakamoto gửi 10 BTC cho nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, ngay khi phần mềm Bitcoin được phát hành lần đầu.

Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 BTC (hoặc 1 BTC = 0,00076 USD). Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra Bitcoin.

2018 là năm mà tiền điện tử và công nghệ blockchain có bước chuyển mình quan trọng trong việc đi sâu hơn vào đời sống của người dân trên toàn thế giới.

Vậy giao dịch bitcoin như thế nào? Nếu bạn muốn buôn bán bitcoin (chơi bitcoin) hoặc mua nhiều loại altcoin khác hiện có trên thị trường thì bạn cần phải tìm đến một cái chợ để mua bán btc (bitcoin trade market) hay còn gọi là sàn giao dịch và dĩ nhiên phải chịu 1 phần nho nhỏ phí giao dịch.

Ví lưu trữ Bitcoin – bitcoin wallet

Một khi bạn đã sở hữu BTC, bạn sẽ cần phải lưu trữ nó ở một nơi nào đó an toàn, và đó chính là ví tiền điện tử. Không chỉ ví lưu trữ Bitcoin mà ví lưu trữ các loại tiền ảo khác cũng cần phải được lưu trữ ở ví.

Vì thế, đăng ký lập một tài khoản bitcoin, một địa chỉ ví lưu trữ là điều cần thiết nếu muốn kiếm tiền với BTC. Ví tiền điện tử phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn và tốt cho người sử dụng: Những ví Bitcoin tốt nhất cho người mới bắt đầu!

Quy đổi bitcoin thế nào?

Đơn vị tiền tệ của bitcoin:

Sau khi bitcoin được tạo ra và phát triển rất manh mẽ thì tới tháng 11/2008, Satoshi Nakamoto quy định giá trị của 1 BTC sẽ là 100 triệu đơn vị con.

Tiếp đến tháng 11/2015, Ribuck (Người có công sáng lập ra Bitcoin và Satoshi) đề xuất rằng 0.01 BTC sẽ là Satoshi.

Và quyết định cuối cùng đã được Satoshi Nakamoto đưa ra vào bốn tháng sau, Ông đề xuất 100 triệu đơn vị con của Bitcoin sẽ được gọi là austrian hoặc satoshi, đồng thời chọn satoshi là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của BTC.

1 Bitcoin (BTC) bằng bao nhiêu satoshi?

1 BTC = 100.000.000 Satoshi hay 1 satoshi = 0,00000001 BTC. Dưới đây là bảng quy đổi Satoshi sang BTC:

Tranh cãi về lừa đảo với Bitcoin

Hầu hết các kỹ thuật lừa đảo (Scam) chúng ta thấy ngày hôm nay đều đã có nguồn gốc từ lâu như Telemarketing, Email hoặc thậm chí là dịch vụ chuyển hàng tới tận nhà door-to-door. Internet ra đời mang theo một số chiêu trò lừa đảo mới mẻ, nhưng tất cả cũng dựa trên những thủ đoạn, mánh lới cũ.

Hiện nay, có 4 mô hình phổ biến lừa đảo bitcoin và các altcoin khác như: Mô hình Ponzi, Pump and Dump, Off shore Investing, Prime Bank.