Sunday, December 22Trang thông tin giải pháp website và công nghệ
Cài đặt WordPress trên window với wamp
by admin
WAMP là gì?
WAMP hay Wampserver là một phần mềm giả lập server miễn phí, cho phép chạy thử website ngay trên máy tính cá nhân bằng Localhost.
Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và cấu hình PHP và MySql bằng phần mềm Wamp Server bắt đầu cho việc lập trình PHP với Cơ sở dữ liệu MySql.
Được phát triển trên nền tảng LAMP, WAMP sẽ hỗ trợ người dùng nắm bắt được hiển thị trang web của mình sẽ trông như thế nào khi hoạt động trên môi trường internet. Để thực hiện điều đó, WAMP sẽ khởi chạy website của bạn qua Localhost.
Localhost được ghép của 2 chữ “local” (máy tính của bạn) và “host” (máy chủ) là thuật ngữ chỉ máy chủ chạy trên máy tính cá nhân. Localhost được sử dụng để truy cập vào các dịch vụ mạng đang vận hành trên máy tính đó bằng một cổng mạng loopback.
Ưu điểm của WAMP là gì?
WAMP giúp phát triển website bằng WordPress mà không cần dùng internet
Trong quá trình thiết kế và vận hành website, sử dụng WAMP sẽ có được những ưu điểm sau:
Không cần phải tốn thời gian để chờ đợi dữ liệu được upload lên mạng internet.
Phát hiện được lỗi của website và sửa lỗi kịp thời.
Tạo backup đơn giản và nhanh chóng.
Có thể phát triển website trên nền tảng WordPress dễ dàng, nhanh chóng mà không cần phải phụ thuộc vào đường truyền internet.
Tốc độ của các thao tác lập trình, xử lý lỗi được cải thiện đáng kể.
Giúp người lập trình hình dung được bố cục, cách sắp xếp nội dung tổng thể của website trước khi đưa vào môi trường online.
So sánh XAMPP, WAMP, MAMP và LAMP
WAMP thích ứng với hệ điều hành Windows
Ngoài WAMP thì hiện nay còn có nhiều phần mềm giả lập server khác như: XAMPP, MAMP, LAMP. Chúng đều có công dụng là tạo ra môi trường localhost để thử nghiệm website trước khi đưa vào hoạt động online.
Tuy nhiên, mỗi loại phần mềm sẽ tương thích với một ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành khác nhau. Để hiểu rõ hơn về XAMPP, WAMP, MAMP và LAMP, chúng ta hãy cùng làm một phép so sánh nho nhỏ như bảng bên dưới:
WAMP
XAMPP
MAMP
LAMP
Hệ điều hành Windows
Có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau (được thể hiện bằng chữ X nằm ở vị trí đầu tiên trong XAMPP)
Hệ điều hành Mac OS X (chữ M đầu tiên trong MAMP đại diện cho từ Mac OS X)
Hệ điều hành Linux (chữ L trong LAMP là đại diện cho Linux)
Web sever Apache
Web sever Apache
Web sever Apache
Web sever Apache
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Ngôn ngữ lập trình PHP và Pearl
Ngôn ngữ lập trình PHP và Pearl
Ngôn ngữ lập trình PHP
Ngôn ngữ lập trình PHP
Nên chọn XAMPP hay WAMP?
Cả WAMP và XAMPP đều sở hữu các ưu – nhược điểm riêng
Từ bảng so sáng ở phần trên, bạn có thể nhận ra rằng chỉ có XAMPP và WAMP đảm bảo tính tương thích với hệ điều hành Windows. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là khi thiết kế web, bạn nên dùng XAMPP hay WAMP?
Để giải đáp cho vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng loại phần mềm giả lập server.
Đặc điểm WAMP là gì?
Điểm mạnh của WAMP là gì?
Điều đầu tiên tạo nên điểm mạnh của WAMP chính là sự dễ dàng trong việc cấu hình version của MySQL. Ngoài ra, người dùng còn có thể bật các Module của Apache vô cùng đơn giản, nhanh chóng.
Sử dụng WAMP, bạn cũng có thể bật/tắt các chức năng của PHP rất tiện lợi mà không cần phải mở file PHP.in lên. Mặt khác, với WAMP, bạn có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu ngay cả khi không thể vào được hệ điều hành.
Điểm yếu của WAMP là gì?
WAMP chỉ có thể hoạt động được trên hệ điều hành Windows 32bit và 64 bit.
So sánh với XAMPP
Điểm mạnh của XAMPP là gì?
XAMPP có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như: Window, MacOS và Linux. Nhưng trên mỗi hệ điều hành thì XAMPP sẽ có cách hiển thị và hoạt động khác nhau. Với XAMPP chạy trên Windows, nó có thể giả lập server tốt, thậm chí là FTP, giả lập được Mail Server và hỗ trợ SSL trên Localhost.
Ưu điểm lớn nhất của XAMPP là cấu hình đơn giản, dễ sử dụng. XAMPP không có gì nhiều ngoài chức năng tắt/bật MySQL, Apache nên khá thuận tiện trong thao tác.
Điểm yếu của XAMPP là gì?
Tính tối giản là ưu diểm nhưng đồng thời nó cũng là yếu điểm của XAMPP. Trên XAMPP được tích hợp rất ít chức năng (không có cấu hình Module và không có cả Version MySQL). Ngoài ra, XAMPP cũng có dung lượng cực kỳ lớn với file cài đặt nặng 141Mb (trong khi WAMP chỉ nặng 41Mb).
Nên sử dụng XAMPP hay WAMP?
Từ những so sánh về ưu nhược điểm trên, có thể thấy nếu muốn sử dụng phần mềm giả lập server để cài đặt các mã nguồn mở chạy web và không cần quá nhiều chức năng thì WAMP là một lựa chọn hợp lý vì nhẹ và dễ dàng backup, nâng cấp version cho PHP, Apache, MySQL.
Cách cài đặt WAMP
Giao diện website cho phép download phần mềm WAMPBước 1: Tải phần mềm WAMP
Nhấn chọn phiên bản WAMP phù hợp với hệ điều hành của bạn (64 bit hoặc 32 bit)
Đợi khoảng 5s, một popup thông báo sẽ xuất hiện. Bạn chỉ cần click vào dòng chữ “download directly” màu vàng và đợi hệ thống tự động tải phần mềm về.
Bước 2: Cài đặt WAMP
Mở file cài đặt lên.
Màn hình sẽ hiển thị cửa sổ cài đặt. Bạn chỉ cần nhấn OK, Next hoặc Install liên tục cho đến khi kết thúc cài đặt là được.
Nếu hệ thống không thông báo bất kỳ lỗi gì và thấy shortcut icon của WAMP hiển thị trên màn hình Desktop thì có nghĩa là bạn đã cài đặt thành công.
Hướng dẫn sử dụng WAMP
Màu sắc biểu tượng WAMP trên System Tray thể hiện trạng thái hoạt động của phần mềmKiểm tra tình trạng hoạt động của WAMP
Để sử dụng, bạn chỉ cần click double vào icon WAMP trên Destop. Khi đó, tại khay hệ thống (System Tray) ở góc dưới, bên phải màn hình, sẽ xuất hiện một biểu tượng WAMP.
Nhờ màu sắc của biểu tượng này mà bạn sẽ biết được trạng thái hoạt động của WAMP. Nếu WAMP hoạt động bình thường thì biểu tượng có màu xanh lá. Nếu WAMP chỉ hoạt động 1 hoặc 2 chức năng thì biểu tượng sẽ có màu cam. Còn nếu không có chức năng nào của WAMP hoạt động thì biểu tượng sẽ có màu đỏ.
Truy cập vào menu của Wampserver
Để truy cập vào menu của Wampserver, hãy click chuột trái vào biểu tượng WAMP trên khay hệ thống. Bạn sẽ thấy một bảng biểu xuất hiện với một số lệnh chính sau:
Localhost: Cho phép mở website nằm trong folder web root bằng trình duyệt web.
PHPMyAdmin: Cho phép mở trang quản lý cơ sở dữ liệu PHPMyAdmin thông qua trình duyệt web.
Apache: Các lệnh liên quan đến web chủ Apache
MySQL: Các lệnh liên quan đế hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
PHP: Nơi sẽ hiển thị và cho phép bạn chỉnh sửa các tập tin cấu hình sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP
Start All Services: Bật tất cả các chức năng/dịch vụ của WAMP
Stop All Services: Tắt tất cả các chức năng/dịch vụ của WAMP
Restart All Services: Khởi động lại tất cả các chức năng/dịch vụ của WAMP
Cách cài đặt WordPress trên Localhost dùng WAMP
Để cài đặt được WordPress trên Localhost dùng WAMP. Các bạn cần thực hiện 5 bước sau đây:
Bước 1: Tải WordPress
Bước 2: Giải nén thư mục tải về
Bước 3: Đổi tên folder mã nguồn
Bước 4: Tạo database trong PHPMyAdmin
Bước 5: Cài đặt WordPress
Dưới đây là hướng dẫn từng bước chi tiết
Trước tiên, cần download WordPress vào máy
Sau khi tải về, bạn tiến hành giải nén và copy file vào máy tính theo đường dẫn: C:\wamp\www
Bước 3: Đổi tên folder mã nguồn
Sau khi giải nén xong, thư mục sẽ có tên là WordPress. Để dễ dàng ghi nhớ hơn, bạn nên đổi tên folder này thành tên website của mình. Ví dụ, với một website về “Tin Học”, bạn có thể rename thành “tinhoc”.
Nếu hệ thống hiển thị thông báo yêu cầu cung cấp Username và Password, bạn chỉ cần nhập User: root và để trống phần Password.
Để tạo Database mới, tại giao diện PHPMyAdmin, bạn hãy bấm chọn New -> Gõ tên Database (tùy ý) -> Chọn bảng mã ngôn ngữ “utf8_general_ci” -> Chọn Create.
Khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo và thấy tên Database hiện lên ở cột bên trái màn hình.
Tạo cơ sở dữ liệu mới trong PHPMyAdmin
Bước 5: Cài đặt WordPress
Muốn cài đặt WordPress trên trình duyệt đang dùng, bạn hãy truy cập đường dẫn: http://localhost/[Tên Thư mục WordPress].
Chọn ngôn ngữ
Màn hình hiển thị bảng biểu, cho phép bạn tùy chọn ngôn ngữ WordPress. Hãy chọn ngôn ngữ bạn muốn rồi bấm “Tiếp tục”.
Khai báo thông tin, dữ liệu
Hệ thống sẽ tiếp tục hiển thị bảng thông tin, yêu cầu bạn điền vào. Hãy nhập đầy đủ các dữ liệu sau:
Tên cơ sở dữ liệu: Là tên Database ở bước trước
Tên đăng nhập: Mặc định là root
Mật khẩu: Để trống
Địa chỉ cơ sở dữ liệu: Mặc định là localhost
Tiền tố bảng dữ liệu: Mặc định là _wp
Sau khi hoàn thành, bấm vào nút Gửi. Bạn sẽ nhận được thông báo kết nối thành công.
Tiếp tục nhấn “Thực thi cài đặt” để hoàn tất.
Khai báo thông tin website
Ở phần này, bạn cần điền đầy đủ các thông tin về website như: tiêu đề trang, tên đăng nhập, mật khẩu,..
Đăng nhập Website với tư cách admin
Khi hoàn tất các bước khai báo thông tin ban đầu, hãy chọn “Cài đặt WordPress” -> “Đăng nhập” để tiến hành các hoạt động quản trị viên của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập link: http://localhost/[Tên Thư mục WordPress]/wp-admin/ để đến trang quản trị. Giao diện WordPress khi đó đã chính thức được cài đặt trên localhost và có thể sử dụng.
Theo Mắt Bão